Kết quả tìm kiếm cho "Khiếu nại mất đất"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 959
Sáng 27/6, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang, Phó Chánh Thanh tra tỉnh An Giang Khưu Để Dành chủ trì đối thoại giải quyết khiếu nại lần 2 đối với những vụ việc UBND tỉnh có kết luận chấp thuận đề nghị của Thanh tra tỉnh.
Chỉ còn vài ngày nữa, tỉnh An Giang (mới) chính thức vận hành, trên cơ sở hợp nhất tỉnh An Giang và Kiên Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Kiên Giang. Hiện, việc bố trí trụ sở làm việc, phương tiện đi lại, chỗ ở và các điều kiện đảm bảo hoạt động cho tỉnh mới đang được khẩn trương chuẩn bị. Khi việc “an cư” được chu đáo, chắc chắn sẽ “lạc nghiệp” trong giai đoạn mới!
Công dân Châu Thành Đang (ngụ xã Phú Xuân, huyện Phú Tân) tranh chấp đòi lại đất Trường Tiểu học Phú Xuân (điểm phụ A2), đề nghị bồi thường thiệt hại từ việc xây dựng 2 phòng học trong 27 năm qua. Theo kết quả xác minh của cơ quan chức năng, địa phương, thông tin do các bên tranh chấp cung cấp đều không có cơ sở xác định nguồn gốc sử dụng đất hợp pháp; hiện trạng đất tranh chấp tồn tại 2 phòng học là tài sản công.
Giai đoạn 2022 - 2025, Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ” (Đề án 938) được các cấp, ngành tỉnh An Giang triển khai thực hiện hiệu quả, với những cách làm hay, mô hình thiết thực. Qua đó, tác động tích cực trong việc hỗ trợ chị em trên địa bàn tỉnh tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ.
UBND tỉnh An Giang vừa ban hành kế hoạch 755/KH-UBND thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) tỉnh An Giang năm 2025. Tỉnh phấn đấu giữ vững các chỉ số nội dung nằm trong nhóm đạt điểm cao nhất, trung bình cao và nâng dần các chỉ số nội dung nằm trong nhóm đạt điểm trung bình thấp và thấp nhất trong năm 2025 phải cao hơn so năm 2024.
Tại Tỉnh ủy Kiên Giang, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy An Giang và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang. Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang chuẩn bị toàn diện, tổ chức thực hiện hiệu quả việc hợp nhất tỉnh gắn với sắp xếp bộ máy đơn vị hành chính và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp. Báo An Giang xin đăng nguyên văn Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc này.
(tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang ngày 4/6/2025)
Hôm nay, tôi và Đoàn công tác Trung ương rất vui mừng được về thăm và làm việc với các đồng chí lãnh đạo tỉnh Kiên Giang và An Giang - hai địa phương giàu truyền thống cách mạng, giữ vị trí chiến lược quan trọng ở vùng biên giới Tây Nam Tổ quốc. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi thân ái gửi tới toàn thể các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân hai tỉnh lời thăm hỏi chân tình và lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Sáng 3/6, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chủ trì Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 5, 5 tháng và triển khai phương hướng, nhiệm vụ tháng 6 năm 2025.
Những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” được các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Châu Thành triển khai đồng bộ, với nhiều cách làm hay, sáng tạo, sát với thực tiễn, tạo sự lan tỏa rộng khắp trong Nhân dân. Qua đó, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Cơ bản nhất trí với các nhiệm vụ công tác thời gian tới mà Ban Nội chính Trung ương đã đề ra, Tổng Bí thư nhấn mạnh thêm 3 định hướng lớn và 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện từ nay đến Đại hội XIV.
Theo báo cáo được công bố giữa tháng 4/2025, Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2024 của tỉnh An Giang đạt 42,89 điểm, xếp hạng 40/63 tỉnh, thành phố cả nước (giảm 5 bậc so năm 2023), nằm trong nhóm các tỉnh đạt điểm trung bình thấp; xếp hạng 6/13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL.
Trong thế giới tiêu dùng ngày càng phức tạp, hàng thật, hàng giả đan xen, lời quảng cáo rộn ràng nhưng thiếu kiểm chứng, việc trở thành người tiêu dùng thông thái là yêu cầu thiết yếu hơn bao giờ hết. Giữa “ma trận” sản phẩm, câu hỏi đặt ra là: Người tiêu dùng thông thái bắt đầu từ đâu?